Chăm sóc, tưới, bón cho cây cảnh

48 0 1,8 K
37 đánh giá

Chăm sóc, tưới, bón cho cây cảnh

1. Cây cảnh đòi hỏi ta phải nhìn đến hàng ngày

Xem màu sắc lá cây có biến đổi gì không, như lá có bị giảm màu xanh, úa vàng, héo rủ… thì cần kịp thời xử lí.

Xem có sâu, rệp, nấm xâm nhập không, nếu có thì diệt trừ kịp thời đừng để mầm bệnh lan ra toàn cây và lan ra cả vườn.

Xem độ ẩm có đủ không, cỏ có mọc nhiều quá không. Vì cỏ dại tranh ăn mầu của đất rất dữ, cần nhổ bỏ kịp thời.

Xem các dây kim loại quấn để uốn cây có thể gỡ ra được chưa, đừng để quên đi lâu ngày, dây cuốn ăn sâu vào vỏ cây làm cho cành uốn xù xì, chỗ to chỗ nhỏ, để lại sẹo… không đẹp. Để lâu quá thì vỏ cây sẽ phát triển trùm lên cả dây cuốn rất khó gỡ ra, cành cây chỗ dây cuốn sẽ bị thắt nhỏ phần gỗ làm cành yếu và dễ gẫy.

Không thể chơi cây mà giao phó hoàn toàn cho một người không am hiểu gì về kĩ thuật chăm sóc cây cảnh quản lí.

2. Tưới cây

Tưới cây tưởng chừng như vấn đề quá đơn giản, song nên nhớ câu: Cây không dễ chết vì thiếu nước mà dễ chết vì thừa nước. Cây chỉ cần luôn đủ độ ẩm. Độ ẩm đủ là khi mặt đất có màu thâm, chưa bị khô trắng, nứt nẻ, ấn tay vào mặt đất ta có cảm giác hơi mềm.

Khi tưới 1 vườn cây không nhất loạt phải tưới mọi cây và mọi cây cảnh cùng tưới một lượng nước như nhau, mà ta phải quan sát từng chậu cây. Chậu nào thiếu nhiều thì tưới nhiều, chậu nào thiếu ít thì tưới ít, chậu nào còn đủ ẩm thì không tưới. Chậu to đương nhiên cần tưới lượng nước nhiều hơn chậu nhỏ, Tùy theo thời tiết mà quyết định lượng nước tưới cho cây, dự tính làm sao đến cuối ngày mặt chậu đấy vừa khô nhưng chưa đến mức khô trắng và nứt nẻ.

Lượng nước tưới đủ là khi ta thấy lượng nước thoát ra ở đáy chậu một chút.

Nên tưới từng đợt để nước thấm dần vào toàn bộ chậu. Nếu ta tưới ào ạt một lần, nước sẽ lách qua thành chậu rồi thoát nhanh ra lỗ thoát nước làm ta tưởng là đã tưới đủ, nhưng thực ra đất ở giữa chậu vẫn chưa được ngấm nước.

Nên tưới bằng vòi hoa sen, áp lực vừa phải. Tưới từ ngọn cây dần xuống gốc để rửa lá, vì lá bị bụi đất bám nhiều sẽ giảm khả năng quang hợp, cây vừa yếu lại không đẹp. Tưới lá để rửa sương muối vào mùa đông. Vỏ cây được tưới nước vừa sạch vừa tăng độ hút nước cho cây.

Ở các vườn hay trang trịa lớn nếu tưới bằng hệ thống làm mưa tự động thì rất tốt vì cây luôn đủ độ ẩm, lại tiết kiệm điện nước và công sức tưới cây.

3. Bón cây cảnh

Cây sống trê bồn chậu, lượng đất hạn hẹp hay cây thả sống trong nước chỉ có nước trong, nhung cây vẫn đòi hỏi đủ chất dinh dưỡng để cây sống sống lâu bền, phát triển, ra hoa, kết trái bình thường, cho nên phải bổ sung chất dinh dưỡng cho cây.

Nhiều trường hợp vì quá sốt ruột muốn cây lớn nhanh mà bón thúc quá nhiều, làm cây chết, nhất là với những cây quý thì thiệt hại là không nhỏ.

Ngày nay, việc trồng cây cảnh đã đi vào quy mô công nghiệp sản xuất đất trồng cho các loại cây. Có chất trồng đủ dinh dưỡng thì không đòi hỏi chậu có dung tích lớn để chứa nhiều đất. Chỉ cần chậu nhỏ, chưa lượng đất trồng vừa đủ, như vậy trọng lượng chậu sẽ nhẹ nhàng, bê đi lại dễ dàng, định kì thay đất thuận tiện, có khi chỉ nhấc cây ra, rũ sạch đất trồng cũ, chỉnh trang bộ rễ đôi chút ròi lại cho đất trồng mới vào trồng một cách đơn giản. Việc bón cây cũng nên dùng chất bón cây nhả chậm, bọc vào bao thấm nước, đặt quanh gốc cây, khi tưới nước hay khi trời mưa, chất dinh dưỡng sẽ thấm dần vào đất, vừa sạch sẽ, vừa đỡ việc ngâm ủ hôi hám.

Tuy nhiên khi chưa có điều kiện sản xuất các chất chuyên trồng và bón cây thì ta vẫn phảu thực hiện thoe lối bón cây truyền thống.

Chăm nom, tưới, bón có vai trò quyết định đến sự phát triển tươi tốt, nở hoa… và sự trường tồn của cây nên nhất thiết phải được coi trọng.

Bình luận