Cách chăm sóc bonsai
1. Chậu Bonsai:
Một trong các yếu tố quan trọng nhất sau chính loại cây được chọn là chậu. Chậu phải thích hợp với loại cây, chậu tròn, chậu vuông, chậu hình chữ nhật, hình đa giác, hình bầu dục. Màu sắc của chậu phải đồng điệu với cây tạo thêm sự duyên dáng cân bằng với cây. Nếu cây có dáng cổ thụ mà chậu thì "trẻ" quá cũng thiếu "môn đăng hộ đối".
Ngoài chậu đựng, Bonsai còn phải đi kèm với rêu, nó tạo nên sự cổ phong và người Nhật thường thích để đá đẹp chung với Bonsai hoặc để riêng bên cạnh để tăng lên sự nhịp nhàng (accent) của cây.
Rêu thì có nhiều loại nhiều màu khác nhau: đa số rêu nhung xanh là thông dụng hơn cả; tôi đã được thấy tận mắt rêu vàng, rêu nâu, rêu vàng đỏ, và có lần cả rêu màu tím thật lãng mạn.
Một cây cảnh đẹp phải phơi cả rễ, có cây rễ phủ quanh cục đá (on the rock). Nếu một cây Bonsai mà gốc "cấm dùi" thẳng vào mặt đất thì chẳng còn gọi là Bonsai được.
Như đã đề cập ở trên, môi sinh của Bonsai không được giàu quá cũng không nên nghèo quá. Trong kỹ thuật Bonsai hình như hai chữ "quân bình" và "hòa điệu" (balance and harmony) là luôn luôn phải được nghĩ đến trước khi, đang lúc và sau khi hoàn thành một cây Bonsai có tầm vóc.
2. Cách pha trộn đất trồng Bonsai
- Một hỗn hợp pha trộn đất trồng Bonsai chung chung cho mọi thứ là: 3phần đất thịt (loam) + 1 hay 2 phần cát thô hay perlite + 1phần lá mủn hay Peat moss + 1/2 phần phân chuồng (cow manure) + 1/2 thức ăn bằng xương nghiền nát (bone meal).
- Không bao giờ dùng potting soil pha chế sẵn.
- Ngoài ra tùy loại cây chịu acid hay loại cây chịu tính kiềm mà chúng ta nên thêm vôi vào hổn hợp.
- Nước và ánh sáng chiếm phần quan trọng còn lại trong việc săn sóc Bonsai.
- Thường Bonsai loại xanh muôn thuở (evergreen), loại thông (coniferous) đều thích ở ngoài trời, tưới bằng vòi nước cho thật ướt cả cây lẫn đất.
- Loại theo mùa (deciduous) cần phải đem vào nhà vào mùa đông. Ðể lên một cái khay tưới thật chậm, đợi cho nước thấm rồi lại tưới nữa, vừa tưới vừa "quán niệm" cho đến khi nào thấy nước chảy tràn ra khay hãy thôi.
3. Phòng trừ sâu bệnh
- Bonsai ít bị sâu bệnh hơn so với các loài cây kiểng, cây cảnh khác do có ít tàn nhánh, và ít quyến rũ sâu rầy hơn. Tuy nhiên, một số loài rầy, bướm hay đẻ trứng trên đọt non. Cần chú ý quan sát kỹ để phun thuốc kịp thời tránh chúng phát triển, hoặc phun thuốc phòng định kỳ hàng tháng.
Bonsai cũng dễ gặp các loại bệnh như:
- Nấm mốc thì nên phun zeneb,kasuran, boocdo
- Bệnh thối lá mềm nhũn thì phun kasuran, benlat, streptomycin
- Bệnh thối lá di vi khuẩn phun kasuran, thối đen phun aliette,
- Rệp đỏ nên phun kelthane, sherpa
- Đối với tất cả các loại côn trùng nên phun methyl parathion, sherpa…
- Tuy nhiên việc phun thuốc cũng phải đúng liều lượng để có hiệu quả, tránh các loài rầy, sâu lờn thuốc và ô nhiễm môi trường.
- Tốt nhất là phòng bằng cách không bón quá nhiều phân làm cây quá xanh tốt dễ thu hút sâu bọ, côn trùng. Nên làm vệ sinh sạch sẽ vườn để tránh nguồn bệnh lây lan…
4. Dụng cụ cắt tỉa và chăm sóc cây
- Dụng cụ cắt tỉa: kéo cắt cành, kềm bấm, bàn xoay, kéo tỉa, keo dán cành, cưa sắt, cưa gỗ,…
- Dụng cụ uốn dây kẽm: kéo cắt dây kém cỡ lớn và nhỏ, kèm vặn, dây kẽm,
- Dụng cụ trồng: đồ móc rễ, xẻng, chổi, lưới lót, xẻng xúc đất, bình tưới,...
5. Yêu cầu để một cây bonsai đẹp
Để có những cây bonsai giá trị, người ta thường dựa vào các yếu tố sau:
- Cây phải trổ nhiều hoa và hoa phải có màu sắc đẹp.
- Lá xanh mướt, bóng; lá càng nhỏ càng tốt.
- Thân cây phát triển kiểu "đầu voi đuôi chuột" (phần góc lớn hơn phần ngọn). Một cây có thân suôn đuột, đường kính gốc và phần ngọn không chênh lệch nhau nhiều thì không thể làm thành cây bonsai.
- Cành, nhánh phải phân chi rõ ràng, phù hợp với một loại dáng thế nào đó đã định trước. Cành, nhánh phải mọc được những chồi non tốt.
- Vỏ cây phải thu hút được cái nhìn của người thưởng ngoạn (càng sần sùi, lộ vẻ già nua càng tốt).
- Bộ rễ dày, to, gân guốc nằm lộ khoảng 1/3 trên mặt chậu.
Nguồn: Sưu tầm