3 cách phân loại Bonsai

86 0 2,0 K
27 đánh giá

1. Bonsai thiên nhiên

  • Loại Bonsai này thường thấy mọc trong các kẽ đá trên núi cao, hoặc nơi các ghềnh đá dựng cheo leo dọc bờ biển trên các hosng đảo. Thường trên các cuộc đất rất khô khan và nghèo về dinh dưỡng, thế mà nhiều cây sống đến vài thế kỷ tuy chỉ cao có vài feet, mang đầy đủ các đức tính hiếm có và đáng kính của các "lão tướng".

3 cách phân loại Bonsai

Bonsai thiên nhiên

  • Muốn sưu tập loại Bonsai này không phải dễ, nhiều người đã bỏ mạng trên các ghềnh đá chơ vơ. Làm thế nào để bứng các cây bonsai đó mà không làm thiệt hại rễ? Làm thế nào để cây đem về được thích nghi với môi sinh mới? Nhiều cây bonsai thiên nhiên đã quen dạn dày sương gió, khi về nhung lụa vẫn chết vì "nhớ" mây nhớ nước, nhớ cảnh hùng vĩ, nhớ cả bão tố khí hậu hung tàn...
  • Nước Nhật cổ bao trùm bởi những huyền bí, cái gì cũng biến thành đạo, từ Thần đạo (Shinto) đến Võ sĩ đạo (Bushido), Kiếm đạo (Genko), Hiệp Sĩ đạo, Trà đạo, Hoa đạo... và họ tin là có các vị thần núi bảo vệ các cây cổ thụ, muốn mang về phải làm lễ bái không thì bị thần xô rớt xuống núi.
  • Ở Việt Nam, tôi vẫn thường nghe những người khai thác lâm sản nói, những người còn trẻ không nên nằm trên giường gõ hay divan bằng cây cẩm lai, gỗ nu vì các loại danh mộc đó thường sống trên trăm năm, nằm lên sẽ bị giảm thọ. Tôi lại nhớ ở quê tôi có ông nhà giàu - ông Tám Mộng - nổi danh về chơi kiểng. Ông chuyên mướn người đi bứng các cây mai dại già trên 50 tuổi.
  • Cách bứng khá công phu vì phải đào trước một bên nửa gốc đổ đất tốt trộn phân rồi bó rễ lại. Để ba tháng sau cho rễ nuôi mọc rồi mới làm y như vậy phân nữa gốc kia. Đợi thêm 3 tháng nửa mới bứng về để trồng trong các chậu khổng lồ. Ngày nay ông đã bị nhà nước tịch thu tất cả và biến ông thành một người làm vườn- giống như vua Phổ Nghi trong phim The Last Emperor - có phận sự chăm sóc cây kiểng của mình cho khách ngoại quốc thưởng lãm (nhà ông thì bị xung công dùng làm cư xá vãng lai tiếp rước ăn ở cho các phái đoàn ngoại giao). Cái lạ là ông tìm được một hạnh phúc nào đó trong việc được nhà nước cho phép ông tiếp tục săn sóc các đứa con, tác phẩm tinh thần của ông.
  • Các loại Bonsai thiên nhiên nhiều và đẹp nhất nước Nhật thường nằm trên các đảo phía Bắc đảo Hokkaido, ngày lại là quần đảo Kuriles bị Nga sô chiếm đóng. Trên các ghềnh đá các loại Tùng (Juniper), Thông đỏ, Thông đen, Sargeant Juniper, Ezo Spruce...là các loại đẹp nổi tiếng để làm bonsai.

2. Loại Bonsai nhân tạo

Có hai loại : từ cây giống thông thường trong các trại cây (nurseries) hoặc từ các giống kiểu được sưu tầm.

a. Cây giống thông thường

  • Cây giống già từ 3 đến 10 tuổi là cỡ dễ tạo hình bonsai nhất. Hai loại cây thông dụng là loại lá xanh muôn thuở (evergreen) và loại cây lá đổi màu theo mùa (deciduous).
  • Loại cây sanh phần lớn có dáng chóp nhọn (conifers) gồm các loại thông, tùng, bách, trắc, các loại Đỗ Quyên (Azalea và Rhododrendron...). Họ thông điển hình là Thông trắng, Thông đen, Thông đỏ, Larch, Fir, Spruce, Five Needle, các loại thông cypress thì có Bald Cypress, Hanoki Cypress...

3 cách phân loại Bonsai

Bonsai nhân tạo

  • Loại cây lá đổi màu có cây Phong Nhật, Anh Đào (Cherry), Bích Đào (Quince), loại Peach cho hoa, cây Mơ (Apricot), các loại mận Đà lạt (Plum), và các loại Crabapple... Tất cả các loại kể trên đều có cành rất dễ uốn nắn, đưa vào chậu mùa thu là tốt nhất. Thường bắt đầu với chậu nhỏ để rễ được "làm quen" với sự phát triển trong môi sinh mới. Chậu càng cạn càng tốt, lá sẽ nhỏ lại dần dần sau mỗi lần sang chậu.

b. Các giống hiếm sưu tầm

  • Nhóm này gồm các cây đào lên từ thiên nhiên đem về cắt xén, cho vô chậu, nếu cần quấn dây huấn luyện nó theo hình dáng hoàn cảnh mới. Đối với những cây có dáng bonsai tự nhiên, việc tạo hình dễ thôi, chỉ cần một giây đồng và vài sự thay đổi nhỏ trong ba tháng là thích nghi và ổn định với vóc dáng mới.
  • Đối với các cây cảnh mà rễ đã bị hư hại nặng lúc đào xới cần được săn sóc cẩn thận hơn, nhất là vào đầu mùa hè đầu tiên khi khí hậu nóng và khô. Thường thường thì tiêu chuẩn bonsai là không được cao quá 3 feet, nếu cần phải hy sinh cắt bỏ bớt, nếu tiếc thì sẽ không còn là bonsai mà thành cây cảnh thường.

3. Loại Bonsai gây từ hạt giống hay cắt cành

  • Đây là một trong những cách công phu và hào hứng nhất trong nghệ thuật chơi Bonsai vì chúng ta "đẻ" ra tác phẩm từ đầu và nuôi nấng qua thời gian. Nếu hạt giống được gieo trong chậu cạn dưới 4 inches, rong vài năm cây sẽ mọc thấp như một vạt rừng nhỏ, cây cắt từ các cành cắm xuống cũng tạo được hình ảnh một cánh rừng thưa tương tự. Các giống cây cảnh điển hình tạo Bonsai từ hạt giống đáng kể là các cây phong Nhật, cây Birch thân trắng (Bạch đàn), cây Beech, cây lựu, cây sung, cây Ezo Spruce, các loại Thông, Tùng, Bách, Trắc, Wax tree, Lacquer-tree, Maidenhair tree, Zelkowa ...
  • Khi các cây con đã thành hình, chúng có thể chuyển qua chậu cạn riêng rẽ hay từng nhóm. Cứ mỗi hai năm lại sang chậu lớn hơn một chút, cứ thế sang chậu độ 2 hoặc ba lần là được.
  • Nếu lá non mọc quá thừa thãi, đừng tiếc mà phải ngắt bỏ đi cũng như các cành quá dài cũng phải cắt xén bớt, nếu thương tiếc thì dần dần sẽ mất dạng Bonsai mà trở thàng cây kiểng thường. Có các loại không nên ngắt đọt non là Đỗ Quyên, Rhododrendron, Ankranthris, Hồng (Persimmon) , Quince, Lài (Jasmine), Fringe tree, Crabaple... vì nụ hoa nằm trên ngọn chuẩn bị nở cho mùa xuân năm sau. 
  • Riêng cây liễu rũ và cây Tamarise được huấn luyện theo cách hay nhất là tất cả các cành mới đều bị cắt bỏ đi giữa mùa xuân. Như vậy khi các cành non mọc lại, nó sẽ trở nên mảnh khảnh, yểu điệu và thanh thoát hơn.

Bình luận