Cách nuôi cá cảnh không bị chết
Sau đây là một số kinh nghiệm “nuôi cá cảnh không chết” cho người mới nuôi cá cảnh.
Cách nuôi cá cảnh không chết
Nguyên nhân chính là do:
- Bể mini nuôi cá to: Nuôi cá cảnh có kích thước lớn trong môi trường sống quá bé khiến cá bị hạn chế bơi lội, thiếu không khi và không gian sống. Khi chọn mua cá cần chọn loại cá có kích thước phù hợp với bể cá.
- Cho cá ăn nhiều: Khi mới nuôi, thấy cá đớp lia lịa tưởng đói nên đổ thêm thức ăn mà không biết rằng cá có tập tính cứ thấy mồi là đớp. Vì ăn nhiều quá nên cá bị đầy bụng mà chết.
- Quên cho cá ăn: Sau một thời gian nuôi cá, hứng thú không còn như thời gian đầu, nhiều người bận công việc, đi công tác xa nhà nhiều ngày dẫn đến quên cho cá ăn.
- Nguồn nước máy: Đối với nguồn nước sinh hoạt hàng ngày phải trả phí là loại nước đã qua khử trùng bằng Clo, nên dùng nước máy nuôi cá sẽ khiến cá chết.
- Thay nước quá thường xuyên, thay cạn nước: Do chăm sóc cá chu đáo, việc thay nước quá thường xuyên và thay hết nước trong bể sẽ khiến cá bị sock do không thích nghi kịp.
- Không thay nước: Việc bỏ bê bể cá, để lâu (Đối với bể cá mini hay các loại bể cá để trên bàn là hơn 5-7 ngày) không thay nước sẽ khiến nước bẩn, chất thải đọng trong bể không thoát ra ngoài khiến cá chết.
- Để bể cá ngoài trời chịu nắng, mưa, gió trực tiếp: Đối với các loại bể cá cảnh thông thường (Đặc biệt bể cá mini, bể cá để bàn) được thiết kế là vật trang trí nội thất. Vì thế đặt bể cá ngoài trời chịu nắng, mưa, gió trực tiếp sẽ khiến cá cảnh chết.
- Thiếu ánh sáng, phòng bí hơi, ẩm mốc: Nếu để bể cá trong bóng tối lâu ngày, phòng kín hơi, ẩm mốc lâu ngày sẽ khiến cá yếu, dễ bị bệnh.
- Cá trong bể cắn, rỉa lẵn nhau: Nếu nuôi nhiều loại cá hung dữ, hay rỉa lẫn nhau sẽ khiến những con cá cảnh hiền lành còn lại trở thành nạn nhân.
- Sock nhiệt: Khi nuôi trong các loại bể bé, lượng nước ít nên khó giữ nhiệt. Đặc biệt nuôi trong phòng điều hòa (nhiệt độ 18-23) mà lại di chuyển bể cá thường xuyên, thay nước chênh lệch nhiệt độ cũng khiến cá bị thay đổi nhiệt độ đột ngột mà chết.
Cách xử lí:
- Cho cá ăn: Phụ thuộc vào số lượng và kích thước cá cảnh nuôi trong bể để cho 1 lượng thức ăn phù hợp (1 con cá nhỏ nuôi trong bể cá mini chỉ nên ăn 3-5 viên thức ăn/lần ). Chỉ nên cho cá ăn 1 lần/ ngày vào giờ cố định. Nếu bận việc nên nhờ người cho ăn, không nên bỏ đói cá quá lâu (1 con cá nhỏ nuôi trong bể cá mini hay các loại bể cá để trên bàn có thể chịu đói 4-5 ngày).
- Nguồn nước: Nếu nguồn nước trong nhà là nước máy (Trả phí sử dụng hàng tháng) là nước có Clo, cần để trong xô 2 ngày mới được dùng cho bể cá.
- Thay nước: Không nên thay nước quá thường xuyên. Với bể to có máy lọc nước nên thay 2 tuần/lần. Chỉ được thay 3/4 nước trong bể để tránh cá bị sock. Đối với bể cá có kích thước nhỏ nên 2-3 ngày/lần. Không được để quá lâu mới thay nước sẽ khiến nước bẩn, không nên để quá 7-8 ngày.
- Vị trí đặt bể: Đặt trong nhà, trên bàn làm việc, bàn phòng khách hoặc giá sách. Để nơi kín gió, thông thoáng không bị nắng, mưa trực tiếp. Thỉnh thoảng nên đem cá phơi năng 2 tuần/lần (chỉ để 1/2 bể có ánh nắng chiếu trực tiếp).
- Chọn cá: Ngoài việc chọn cá theo sở thích, nên chọn những loại cá có thể sống chung với nhau. Những loại cá dữ như cá chọi ko nên nuôi chung với cá khác.
- Nhiệt độ ổn định: Đối với các loại bể bé (bể cá để bàn) cần phải hạn chế di chuyển vị trí đặt bể cá. Đặc biệt đối với phòng có máy điều hòa không khí với nhiệt độ lạnh (18-23*C), phòng mái tôn có nhiệt độ cao khi thay nước cần kiểm tra độ chênh lệch nhiệt đô giữa nước sạch và nước trong bể. Nếu chênh lệch cần đặt nước sạch cùng vị trí đặt bể cá 1 buổi để cân bằng nhiệt độ, sau đó mới tiến hành thay nước.
Nguồn: Sưu tầm