Cấu trúc của rừng cây tiểu cảnh
1. Xây dựng một tiểu cảnh mà trong đó bao gồm nhiều cây lớn nhỏ là một vấn đề phức tạp đòi hỏi nghệ nhân nhuần nhuyễn kết hợp giữa các kỹ thuật cây trồng và bố cục không gian nghệ thuật.
Các yêu cầu cơ bản của một tiểu cảnh rừng cây gồm:
- Số lượng các cây luôn lẻ.
- Thể hiện được một quần thể cây đa lớp trong một thể thống nhất. Các nhóm, các khối luôn có tính đối thoại tương tác với nhau.
- Tiểu cảnh luôn có bố cục tạo nên nhiều sân không gian bằng cách tuân thủ luật xa gần: gần to, xa nhỏ… Cấu trúc nhiều lớp, nhiều cảnh : Trước sau, trên dưới…
- Các hình thức của cây cảnh luôn tuân thủ tính tự nhiên vốn dĩ các giống loài thực vật, các quần thể cây thật tự nhiên hiện hữu trong một không gian địa lý phù hợp và đặc sắc nào đó mà chúng ta từng có dấu ấn.
- Một nguyên tắc bất thành văn là rừng cây tiểu cảnh luôn được thể hiện trên các mặt khay chậu dưới hình thức gò, đồi. Đất trồng có nơi cao, nơi thấp và thường có trang trí thêm một số phiến đá tạo hình nền.
2. Kỹ thuật cơ bản trong bố cục trên mặt chậu: Hãy chia chiều dài, chiều ngang mặt chậu mỗi chiều thành ba phần bằng nhau. Tại bốn điểm giao cắt trọng tâm đó chính là bốn điểm nhấn (điểm mạnh của một không gian).
3. Chúng ta có thể chọn một cây hoặc nhóm cây ấn tượng nhất để trồng vào một trong bố điểm trên. Đây là nhóm chính - chủ thể của một tiểu cảnh rừng trong tương lai của bạn.
4. Nghệ thuật tạo hình luôn có các yếu tố chính, phụ: Cây với đá; cây với chậu; cây lớn, cây nhỏ; cây trước, cây sau… Tất cả điều phải rõ rang rành mạch tương tác hỗ trợ nhau.
5. Sau khi nhóm chủ thể được đặt hoàn tất, các cây phụ trợ được thể hiện – đây chính là khâu rất khó bởi không khéo sẽ rối. Bạn hãy tuân thủ nguyên tắc trồng, cần phải bố cục cây dồn lại khoảng 2/3 diện tích mặt chậu có thể phần trống là mảng chéo phía trước hồi chậu hoặc trồng trước liên kết hợp với dải giữa làm chia cắt 2 phần chậu kết hợp nối với khoảng trống phía sau của phần trống này có thể để mặt nước hoặc mặt bằng tương phản với phần còn lại.
Các cấu trúc gốc cây, nhóm cây có quan hệ hình tam giác lệch với nhau. Khoảng cách giữa các gốc cây có thưa, có mau, có xa gần cao thấp, các cây được phân vai rõ rang. Sự lệch lạc hữu ý về khoảng cách trong bố cụ mặt chậu tạo ra độ động của các chi tiết cây (chủ thể nên vững vàng có hình thức tĩnh lặng tại điểm động của chậu). Các cây luôn có sự liên kết với nhau, cây chính có cây sau làm không đỡ.
6. Nguyên tắc sinh động cây cao đứng giữa, cây ngoài đổ ra phản ánh giá trị tự nhiên của bất kỳ rừng cây nào.
Rừng cây sẽ rối khi các cây có thân to như nhau, nhiều cây một cỡ, độ cao kém khác biệt.
Tiểu cảnh cho ta sự vô cảm một hình ảnh đều đều. Sàn sàn kém rõ rang tách bạch. Khi cây có lá đều, nhìn vào tiểu cảnh như nhìn vào một đống lá. Không có các khoảng trống đối trọng với các khoảng đặc đem lại cái thoát và sự nhẹ nhàng.
Rừng cây kém tự nhiên: Khi thể hiện không tuân thủ các nguyên tác của cây trong tự nhiên: Sự chen chúc quá đáng, thiếu sự lả lơi của các cây bên ngoài, tay cành dày đặc… mà thiên về lí trí trong bố cục: Cụm này đối với cụm kia, tay cành trên đối với tay cành dưới, các nhóm chủ thể, khách thể quá biệt lập… Tạo nên một sự cứng nhắc vô cảm.