5 cách điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà
1. Viêm mũi dị ứng là gì?
Viêm mũi dị ứng là hiện tượng mũi bị kích thích và viêm không phải do virut, vi khuẩn mà do tác nhân bên ngoài từ môi trường như: phấn hoa, lông động vật, lông sâu, bướm, khói bụi...
Nếu không tìm ra nguyên nhân dẫn tới dị ứng để phòng và tránh tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, thì người bệnh rất dễ mắc viêm xoang, viêm mũi bội nhiễm thành viêm họng mạn tính, viêm phổi...
2. Các cách điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà.
Sau khi tìm ra nguyên nhân dẫn tới viêm mũi dị ứng, người bệnh cần đưa ra phương pháp giảm thiểu triệu chứng, tránh tiếp xúc với tác nhân đó, để bệnh không tái phát. sau đây là 5 cách giúp bệnh nhân tham khảo để chữa bệnh viêm mũi dị ứng tại nhà.
2.1. Đeo khẩu trang và dùng nước muối sinh lý
- Khi ra đường cần đeo khẩu trang để tránh khói bụi. Rửa mũi bằng nước muối sinh lý NaCL 0.9% hàng ngày, biện pháp này giúp loại bỏ dịch nhầy - là nguyên nhân chính gây ra tắc và viêm mũi.
2.2. Điều trị bằng men vi sinh.
Người bệnh thường nghĩ tới công dụng của men vi sinh là khi có vấn đề về tiêu hoá. Tuy nhiên, probiotics cũng giúp chống lại tác nhận dây bệnh. Vì men vi sinh bản thân giúp tăng lợi khuẩn và tằng cường miễn dịch, tạo thành lá chắn bảo vệ cho bệnh nhân khi tiếp xúc với nguyên nhân gây bệnh.
2.3. Điều trị bằng bổ sung Vitamin C.
Việc bổ sung Vitamin C giúp tăng cường miễn dịch chống oxy hoá và đẩy nhanh tốc độ hồi phục cho bệnh nhân.
Những loại thực phẩm giàu VitaminC mà người bệnh nên bổ sung gồm:
- Các loại trái cây có múi như cam, quýt, chanh, bưởi..
- Các loại quả mọng như dâu tây, việt quất, mâm xôi...
- Các loại rau củ như súp lơ xanh, cà chua, ớt chuông,..
2.4. Điều trị bằng xông hơi.
Khi xông hơi vào mặt, vừa giúp làm ẩm niêm mạc, vừa làm loãng dịch đờm, loại bỏ chúng ra khỏi mũi. Từ đó người bệnh dễ thở hơn, khi xông có thể thêm vào nước xông vài giọt dung dịch như: bạc hà, sả, dầu tràm... để tăng hiệu quả trị điều trị bệnh.
2.5. Điều trị bằng tinh bột nghệ.
Tinh bột nghệ có thành phần chính là curcumin, chống viêm và tăng cường hệ miễm dịch. Do đó, dùng tinh bột nghệ sẽ giúp kiểm soát tốt dấu hiệu viêm mũi dị ứng, bao gồm: Ho, khô miệng, hắt hơi, ngứa, chảy nước và nghẹt mũi. Ngoài ra có thể làm gia vị cho các món ăn giúp tăng hương vị và giảm triệu chứng mà viêm mũi gây ra.
Hy vọng, với 5 phương pháp tôi đưa ra sẽ giúp bệnh nhân viêm mũi dị ứng lựa chọn cách điều trị bệnh phù hợp với tình trạng của mình nhất.
Để giảm nguy cơ mắc bệnh, người bệnh nãy nhớ tránh tiếp xúc với nguyên nhân gây bệnh và áp dụng phương pháp điều trị 1 cách kiên trì.