Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây trúc nhật

96 0 1,0 K
27 đánh giá

Trúc nhật hay trúc đốm, phất dụ trúc thiết quan âm tên khoa học là Dracaena surculosa punctulata “Sierra Leone” có nguồn gốc Châu Phi. Trong nhiều thập kỷ qua, người ta vẫn nhầm lẫn loài cây này thuộc phân họ tre trúc. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy rằng trúc nhật không có liên quan gì đến tre trúc, nó là loài cây thuộc chi huyết giác (Dracaena) cùng chi với Phất dụ (Dracaena deremensis) có quan hệ họ hàng với chi Huyết dụ (Cordyline) được biết đến ở Malaisia với cái tên Trúc Nhật Bản (Bamboo Japan) và tuyên truyền tên này đến nhiều nước trên thế giới.

Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây trúc nhật

Cây trúc nhật mọc thành bụi như lau sậy, cao khoảng 50 – 100cm, phân chia nhánh nhỏ. Lá mọc đối hay vòng, thuôn tròn dài, trông như lá tre, nhưng mềm mại hơn và bóng hơn. Đầu lá thuôn có mũi, gốc có cuống rất ngắn gần như chỉ có bẹ nhỏ. Phiến màu xanh nhạt có nhiều đốm loang lổ tròn màu trắng hay vàng nhạt (lá càng non càng loang lổ nhiều). Cụm hoa chùm dài, cuống chung vươn ra cứng, mang hoa ở đỉnh. Hoa nhỏ, quả mọng tròn màu đỏ hay vàng. Vì đây là loài cây cảnh dễ trồng nên chúng thường được sử dụng làm cây văn phòng, cây nội thất đối với các công ty hay văn phòng hay các tòa nhà lớn.
1. Kỹ thuật trồng và chăm sóc trúc nhật

  • Đất: Giàu chất dinh dưỡng, tơi xốp, thoáng khí, thoát nước tốt, giữ ẩm tương đối.
  • Nhiệt độ và ánh sáng: Cây trúc nhật là loại ưa bóng râm,độ ẩm vừa phải. Cây rất dễ trồng ,có 2 loại lá xanh và lá xanh điểm vàng rất xinh.mặc dù là cây ưa bóng râm. Nhưng sau khoảng 1 tháng (hay 1/2 tháng càng tốt) nên đem ra để nới có ánh nắng vừa phải, hay nơi có nắng buổi sáng nhiều khoảng 2-3 ngày (tránh ánh nắng chói chan lúc giữa trưa vì cây đang trong mát đem ra nắng trực tiếp dễ cháy lá).
  • Nước: Chú ý tưới nước thường xuyên ,đúng lúc. Không để cây quá khô rồi tưới thật nhiều nước vào thì cây dễ sóc rồi chết. Không tưới quá nhiều nước ,cây dư nước nhiều dễ úng gốc ,rễ và sinh ra nấm hại cây. Đối với loại cây để nơi có nắng nhiều chỉ tưới lúc sáng sớm hay chiều mát, không tưới lúc trưa nắng dễ làm chết cây.
  • Phòng trị bệnh: Trúc nhật ít bị sâu bệnh, chỉ khi ẩm độ vườn quá cao, giá thể quá ẩm ướt cây dễ bị bệnh thán thư với những vệt vàng loang lổ trên lá khi chúng lan rộng liên kết lại với nhau làm lá bị thối nhũn. Để phòng bệnh này ta dùng Vivadamy, Kusumin, Vicarben. Định kỳ phun phân dưỡng lá như B1, dưỡng lá 16-16-8, Dynamic lifter, phân đất dinh dưỡng (chứa phân chuồng nguyên chất ) để giữ bộ lá được xanh bóng.
  • Chăm sóc cây trường thành: Cây trúc nhật thường dùng để trang trí nội thất, nên đặt cây nơi có bóng râm hoặc để trong phòng làm việc có nhiều ánh sáng, trong phòng cạnh cửa sổ. Nếu để ngoài trời, chỗ râm mát thì có thể tưới hàng ngày, nếu để trong phòng nên tưới 3 lần /tuần.Một tháng/lần bạn cần bón phân vi sinh cho cây, chỉ nên bón cho cây khi cây ở bên ngoài, không bón cây trong phòng.
  • Biện pháp hồi phục khi cây bị khô héo: Khi phát hiện cây có hiện tượng vàng úa, khô héo, rụng lá… thì phải kịp thời có những biện pháp chăm sóc cây giúp cây hồi phục lại sức sống. Không nên cho ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu xạ vào cây để tránh làm cho sức nóng của ánh nắng gây ảnh hưởng bất lợi đến cây cối hoặc có thể làm cho cây chết do bị mất nước. Nơi chăm sóc cây phải là nơi mát mẻ, không khí trong lành và nên tránh gió mạnh.

    Trong thời gian đầu nuôi dưỡng cây thì không nên tác động vào đất trồng bởi vì lúc này các tổ chức và chức năng của cây ở trạng thái tĩnh, nếu động thổ thì sẽ làm cho hệ rễ cây bị tổn thương. Vào thời gian này chỉ nên cắt bỏ các lá vàng úa, khô héo, tưới nước đầy đủ, đồng thời có thể hòa đạm vào nước với nồng độ thấp để tưới cho cây, mỗi tuần một lần, sau mỗi tháng thì sẽ tăng dần lượng, sau khoảng 2 -3 tháng thì sẽ tăng nồng độ.

    Đợi đến khi cây có sức sống trở lại thì thay đổi đất trồng, tốt nhất là dùng đất mục và đất phù sa để trồng, nên bón lót phân bắc trước khi trồng cây. 

Khi cây trúc nhật có nhiều măng mọc cao, có thể bị nghiêng, bạn cắm thêm cọc tre nhỏ đỡ cho măng. Khi thân đã cứng có thể bỏ cọc ra. Nếu muốn tạo cây lùn, xum xuê thì để cây đạt chiều cao từ 0,6 – 0,8-1 m tùy mục đích, cắt tỉa bằng các ngọn. Sau đó tập trung tưới bón cho cây đầy đủ, sau khoảng 2-3 tháng sẽ có cây trúc nhật như ý.
2. Cách nhân giống cây con

Trúc nhật là cây cảnh được gây trồng bằng cách tách các bụi, hay giâm cành bằng cách cắt những đoạn cành mang 1-2 cặp lá rồi giâm vào hỗn hợp tro trấu, xơ dừa, tưới nước vừa đủ ẩm, khi thấy rễ mọc ra từ các đoạn cành giâm ta nhổ nhẹ nhàng đoạn cành giâm này (để không đứt rễ) cho vào chậu nhựa hoặc túi bầu chứa giá thể trộn hỗn hợp, các cành giâm sẽ chóng đẻ nhánh cho chồi dài xanh bóng.

Bình luận